Chia sẻ với bạn bè

Học sinh được hướng dẫn cách học Toán chủ động, có thể trải nghiệm thực tiễn thông qua các trò chơi để thấy tính ứng dụng, yêu thích môn này.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Bá Khang – Viện Công nghệ châu Á và Tiến sĩ Hoàng Lê Minh – Trưởng khoa Công nghệ thông tin Đại học Văn Lang vừa có buổi trò chuyện về chủ đề “Học Toán để làm gì?” trong khuôn khổ “Ngày hội Toán học mở 2021”, diễn ra tại trường Quốc tế Nam Mỹ UTS.

Chương trình xoay quanh các lo lắng của các bậc phụ huynh và học sinh trong hành trình chinh phục môn Toán. Trong khuôn khổ ngày hội còn các hoạt động trải nghiệm, sân chơi thử thách khả năng Toán học.

Phương pháp dạy Toán nên thực tiễn, sinh động

Theo Phó giáo sư Đỗ Bá Khang, quan trọng nhất là tạo được động lực và sự yêu thích cho con trẻ. Nhà trường và phụ huynh nên tạo điều kiện để con tham gia những hoạt động thú vị, sân chơi và cuộc thi cọ xát để các em cảm thấy tiến bộ từng ngày và nỗ lực được mọi người ghi nhận.

Đồng quan điểm với Phó giáo sư, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng trường Quốc tế Nam Mỹ UTS cho rằng, không nên coi điểm số là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá năng lực của học sinh. Vượt lên trên các công thức, Toán giúp các con được rèn luyện tư duy logic, tư duy phản biện, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

“Thay cho các bài kiểm tra máy móc, cha mẹ và thầy cô cần ‘toán học hóa’ cuộc sống, đưa tình huống thực tiễn vào trong lớp học. Đây cũng chính là phương pháp giảng dạy môn Toán mà thầy trò trường UTS đang áp dụng”, cô Ngọc Lan nói.

Buổi chia sẻ là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Toán học mở 2021 với chủ đề Toán học cho một thế giới tốt đẹp hơn - Mathematics for a Better World do Đại học Văn Lang kết hợp với VIASM - Viện nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức ngày 17/1. XIN TÊN NGƯỜI CHỤP ẢNH

Buổi chia sẻ là hoạt động nằm trong khuôn khổ “Ngày hội Toán học mở 2021” với chủ đề “Toán học cho một thế giới tốt đẹp hơn – Mathematics for a Better World” do Đại học Văn Lang kết hợp với VIASM – Viện nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức ngày 17/1. Ảnh: Đăng Quang.

Nhiều hoạt động trải nghiệm môn Toán

Học sinh được trực tiếp trải nghiệm hoạt động ứng dụng Toán học đa dạng tại khuôn viên Quốc tế Nam Mỹ UTS. Các khái niệm, định luật Toán trở nên gần gũi, sinh động thông qua loạt trò chơi, thử thách vui nhộn, bám sát các tình huống thực tế.

Ngày hội Toán học mở 2021 là sân chơi cho học sinh các cấp với nhiều hoạt động thực nghiệm Toán học thú vị. XIN TÊN NGƯỜI CHỤP ẢNH

“Ngày hội Toán học mở 2021” là sân chơi cho học sinh các cấp với nhiều hoạt động thực nghiệm Toán học thú vị. Ảnh: Đăng Quang.

Các trò chơi thu hút được nhiều bạn nhỏ tranh tài phải kể đến như xây tháp bằng mì Ý, đo chiều cao của cây mà không cần đốn cây… Không gian triển lãm origami với nhiều tác phẩm có hình thù bắt mắt cũng rất đông học sinh tham quan. Các em còn tìm hiểu lịch sử ra đời của origami và cách người Nhật áp dụng lý thuyết hình học vào môn nghệ thuật này.

Xây tháp bằng mì Ý là một trong những hoạt động được họ sinh yêu thích nhất tại sự kiện.

Xây tháp bằng mì Ý là một trong những hoạt động được họ sinh yêu thích nhất tại sự kiện. Ảnh: Đăng Quang.

Điểm nhấn của ngày hội là khu vực trải nghiệm ứng dụng Toán học vào lĩnh vực khác như STEM, Vật lý, Hóa học… Các nhóm học sinh háo hức như được bước vào “thế giới Disneyland” tìm hiểu ứng dụng của môn học này trong công nghệ thông tin và tham gia đấu trường robot – điều khiển các con robot đa năng bằng máy tính bảng.

Thử độ nhanh tay, nhanh mắt và khả năng tính toán với game máy tính do học sinh UTS lập trình thử thách người tham gia. Các mô hình lego mô phỏng sáng kiến bảo vệ môi trường giúp các bạn nhỏ khám phá khả năng ứng dụng của Toán học trong công nghệ tự động hóa và ảnh hưởng tích cực tới môi trường.

Phần thi Rung chuông vàng bằng tiếng Anh với các câu hỏi Toán học là sân chơi sôi động, đòi hỏi các em phải tư duy.

Phần thi “Rung chuông vàng” bằng tiếng Anh với các câu hỏi Toán học là sân chơi sôi động, đòi hỏi các em phải tư duy. Ảnh: Đăng Quang.

“Ngày hội Toán học mở năm 2021” mang tới cách tiếp cận mới mẻ và hiện đại với môn học thường được xem là khô khan. Các ứng dụng thiết thực và giải pháp công nghệ cao được thể hiện qua mô hình bắt mắt thu hút và khơi dậy niềm yêu thích của học sinh với môn Toán. Phụ huynh được tìm hiểu thêm những lĩnh vực ứng dụng mới, từ đó có cơ sở định hướng và tạo động lực cho con em.

Mô hình lego Tạo năng lượng điện - khí đốt - phân bón hữu cơ từ rác thải nhà cao tầng là tác phẩm của bạn Huỳnh Gia Huy và Nguyễn Hoàng Bách, học sinh lớp 10 trường UTS, do thầy Lê Trần Hồng Phúc hướng dẫn được học sinh quan tâm.

Mô hình lego “Tạo năng lượng điện – khí đốt – phân bón hữu cơ từ rác thải nhà cao tầng” là tác phẩm của bạn Huỳnh Gia Huy và Nguyễn Hoàng Bách, học sinh lớp 10 trường UTS, do thầy Lê Trần Hồng Phúc hướng dẫn được học sinh quan tâm. Ảnh: Đăng Quang.

Ngọc An



Trang web này sử dụng cookie và yêu cầu dữ liệu cá nhân của bạn để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn.